Tác dụng quan trọng của Vitamin B1, B6, B12 đối với sức khỏe

Ba loại vitamin B1, B6, B12 còn được gọi là tổng hợp 3B, nó có tác dụng hỗ trợ chuyển hóa năng lượng, giúp duy trì hoat động cơ thể, bổ huyết, tăng sức đề kháng, tái tạo tế bào mới... Đặc biệt là cần thiết cho trẻ em suy dinh dưỡng hay phụ nữ mang thai và cho con bú. Để hiểu thêm về từng công dụng của các loại vitamin B1, B6, B12 và cách bổ sung cho cơ thể như nào là hợp lý nhất thì hãy tham khảo bài viết dưới đây!

Vitamin B1 có tác dụng gì?

Vitamin B1 (Thiamin) có trong hầu hết ngũ cốc thô, thịt, các loại hạt, đậu, đậu Hà Lan. Thiamin (vitamin B1) quan trọng trong việc chuyển hóa carbohydrates từ thực phẩm thành các sản phẩm cần thiết cho cơ thể.

Vitamin B1 giúp ngăn ngừa các biến chứng trong hệ thống thần kinh, não, cơ bắp, tim, dạ dày và ruột. Nó cũng ảnh hưởng đến điện giải vào và ra khỏi tế bào cơ. Các vitamin B đôi khi được gọi là vitamin chống căng thẳng, bởi vì chúng giúp tăng cường của cơ thể khi có vấn đề tâm lí.

Ở Hoa Kỳ, lượng vitamin B1 hàng ngày được khuyến nghị (RDA) là 1,2 mg đối với nam và 1,1 mg đối với nữ trên 18 tuổi. Phụ nữ có thai hoặc cho con bú ở mọi lứa tuổi nên tiêu thụ 1,4 mg mỗi ngày.

Những trường hợp cần bổ sung vitamin B1:

- Ngăn ngừa các bệnh như beriberi, liên quan đến rối loạn tim, dây thần kinh và hệ tiêu hóa

- Người mắc viêm dây thần kinh ngoại biên

- Tăng hiệu suất hoạt động đối với các vận động viên

- Những người bị viêm loét đại tràng, tiêu chảy kéo dài, kém ăn

- Những người đang hôn mê

Các điều kiện khác cần bổ sung vitamin B1bao gồm:

- AIDS

- Viêm loét

- Đục thủy tinh thể

- Bệnh tăng nhãn áp và các vấn đề về thị lực khác

- Hội chứng tiểu não

- Ung thư cổ tử cung

- Tiểu đường

- Stress

- Bệnh tim

- Bệnh thận ở bệnh nhân tiểu đường loại 2

- Say tàu xe

- Hệ thống miễn dịch suy yếu.

Thực phẩm giàu vitamin B1

Nguồn thực phẩm giàu vitamin B1 là ngũ cốc nguyên hạt. Tuy nhiên vitamin nhóm B nói chung và vitamin B1 nói riêng đều có nhiều ở lớp vỏ ngoài ngay sát hạt gạo. Do vậy việc xay sát các loại ngũ cốc (gạo, mì) quá kỹ sẽ làm cho lượng vitamin B1 bị hao hụt nhiều. Cứ 100g gạo tẻ giã có 0,12mg vitamin B1; 100g gạo tẻ máy vừa phải có 0,1 mg vitamin B1 và nếu là gạo xay sát kỹ cho thật trắng chỉ còn 0,02 mg vitamin B1.

Ngoài ra, khi chế biến cũng không vo gạo quá kỹ làm mất lớp cám gạo chứa nhiều vitamin B1. Khi nấu cơm chỉ cho nước vừa đủ, không cho nhiều để phải chắt bỏ nước cơm làm mất vitamin B1 (có thể mất tới 60%). Đối với vùng nông thôn miền núi nấu cơm bằng bếp củi cần đun nước sôi mới cho gạo vào nấu, không cho gạo vào khi nước còn nguội vì khi gặp nước sôi nóng đột ngột làm lớp vỏ ngoài hạt gạo chín mau tạo thành một lớp keo giữ vitamin B1 không bị hòa tan ra nước và bị phân hủy.

Các loại thịt, đậu hạt, cá, trứng... cũng giàu hàm lượng vitamin B1. Một số loại cá nước ngọt, cá nước mặn, động vật có vỏ cứng (tôm, cua, trai, sò...) có chứa men thiaminase làm phân hủy vitamin B1. Tuy nhiên men này không bền vững và bị phá hủy khi nấu nướng, chúng chỉ tồn tại và gây ảnh hưởng khi ăn một lượng lớn tôm, cá sống. Theo nghiên cứu 100g thịt lợn có 0,53mg vitamin B1, 100g thịt bò có 0,2mg vitamin B1, 100g thịt gà có 0,15mg vitamin B1; 100g lươn có 0,15mg vitamin B1; 100g lòng đỏ trứng gà có 0,32mg vitamin B1, 100g trứng vịt có 0,54mg vitamin B1; 100g đỗ xanh hạt có 0,72mg vitamin B1.

Vitamin B6 có tác dụng gì?

Vitamin B6 thường có nhiều trong các loại cá như cá hồi, cá ngừ, các loại hạt, rau củ, trái cây, các loại đậu và rau họ đậu,...

Vitamin B6 (Pyridoxine) giúp duy trì chức năng thần kinh, chức năng gan, trao đổi chất, tăng cường năng lượng cũng như tốt cho da, tóc, móng của bạn.

Vitamin B6 gồm một số dẫn xuất, bao gồm pyridoxal, pyridoxal 5-phosphate và pyridoxamine. Các hợp chất này đều liên quan đến nhiều chức năng sinh học của thần kinh, tuần hoàn, thể chất. Do đó, khi thiếu vitamin B6 bạn sẽ thấy mệt mỏi, khó chịu, lo âu, trầm cảm.

Vitamin B6 giúp điều chỉnh nồng độ Homocysteine ​- là một loại axit amin sản sinh từ việc bạn ăn quá nhiều thịt. Nếu Homoncysreine trong máu cao sẽ dẫn đến tình trạng viêm, bệnh lý tim mạch. Vì vậy, nếu thiếu vitamin B6 thì homocysteine sẽ ​​tích tụ trong cơ thể và làm hư hại các mạch máu, ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu. Sau đó thành mạch dày lên bởi sự tích tụ của canxi và chất béo sẽ là nguyên nhân của xơ vữa động mạch. Ngoài ra, vitamin B6 cũng đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý huyết áp và nồng độ cholesterol, đó là hai yếu tố quan trọng để ngăn ngừa bệnh tim mạch.

Hỗ trợ chức năng của bộ não

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng sự thiếu hụt vitamin B6 có thể ảnh hưởng đến chức năng ghi nhớ, làm suy giảm nhận thức, bệnh Alzheimer và chứng mất trí nhớ ở người già.

Bảo vệ các bệnh về mắt

Trong nhiều trường hợp, một chế độ ăn uống kém hoặc thiếu hụt chất dinh dưỡng là nguyên nhân cơ bản của các bệnh về mắt. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng dùng vitamin B6 cùng với các vitamin khác, bao gồm folate, có thể giúp ngăn ngừa rối loạn mắt và mất thị lực. Vitamin B6 được cho là giúp làm chậm sự khởi phát của một số bệnh về mắt, bao gồm thoái hóa điểm vàng liên quan đến tuổi tác.

Vitamin B12 có tác dụng gì?

Vitamin B12 thường thấy trong nguồn thịt/cá động vật, hải sản ngũ cốc. Người có nguy cơ thiếu vitamin B12 là những người ăn chay trường diễn, viêm, teo niêm mạc dạ dày, cắt bỏ toàn bộ dạ dày, cắt bỏ đoạn cuối ruột non.

Vitamin B12 có tác dụng gì?

Giảm nguy cơ mắc bệnh thoái hóa thần kinh và ngăn ngừa mất trí nhớ

Có rất nhiều nghiên cứu đã chứng minh tác dụng ngăn ngừa thoái hóa thần kinh và chứng mất trí của vitamin B12.

Duy trì sức khỏe tim mạch

Cùng với vitamin B6, vitamin B12 cũng giúp làm giảm mức homocysteine ​​cao, hiện nay được xem là yếu tố nguy cơ chính gây ra bệnh tim.

Bằng cách hạ thấp mức homocysteine ​​trong máu, vitamin B12 giúp ngăn ngừa các bệnh tim như nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ. Cũng có một số bằng chứng cho thấy B12 có thể giúp kiểm soát cholesterol và tăng huyết áp.

Chăm sóc da, tóc, móng

Vitamin B12 rất cần thiết cho da , tóc và móng tay khỏe mạnh vì nó đóng vai trò quan trọng trong việc tái tạo tế bào. Vitamin B12 làm da không bị khô, viêm, mụn trứng cá và có thể dùng cho da trong bệnh vẩy nến và bệnh chàm. Nó cũng có thể làm giảm gãy rụng tóc và giúp móng tay trở nên chắc khỏe hơn.

Hỗ trợ tiêu hóa

B12 có vai trò trong quá trình sản xuất enzyme tiêu hóa, do đó vitamin B12 rất cần cho sự trao đổi chất và sự phân hủy của thực phẩm trong dạ dày.

Ngoài ra, vitamin B12 còn giúp nuôi dưỡng các vi khuẩn tốt trong môi trường đường ruột. Việc loại bỏ vi khuẩn có hại trong đường tiêu hóa và đồng thời nuôi dưỡng vi khuẩn có lợi sẽ ngăn ngừa các rối loạn tiêu hóa như viêm ruột (IBS) hoặc Candida.

Ngăn ngừa ung thư

Nghiên cứu hiện nay cho thấy bổ sung vitamin B12 cùng folate giúp giảm nguy cơ mắc một số loại ung thư. Một số nghiên cứu sơ bộ cho thấy vitamin B12 có lợi cho hệ thống miễn dịch, giúp ngăn ngừa ung thư như ung thư cổ tử cung, ung thư tuyến tiền liệt hay ung thư đại tràng.

Giúp tạo ra hồng cầu, ngăn ngừa thiếu máu

Vitamin B12 có vai trò trong quá trình tạo ra các tế bào hồng cầu khỏe mạnh. Nó giúp ngăn ngừa bệnh thiếu máu ác tính, một căn bệnh dẫn đến các triệu chứng mệt mỏi và suy nhược mạn tính.

Bổ sung Vitamin 3B tổng hợp như thế nào?

Hầu hết các loại vitamin 3B đều có ở trong các thức ăn hàng ngày, nên bạn có thể bổ sung qua cách ăn uống tự nhiên, tuy nhiên, cũng có một vài đối tượng cần bổ sung thêm vitamin B1, vitamin B6, vitamin B12 bằng cách uống thực phẩm chức năng dạng viên nén như trẻ em chậm lớn, phụ nữ mang thai và đang cho con bú, người già hay những người đang trong quá trình chữa bệnh hay hồi phục sức khỏe.

Hay khi bạn có dấu hiệu ăn không ngon, cơ thể bị uể oải, thường xuyên mất ngủ, buồn nôn. Những người có tóc hay rụng, phải thường xuyên hít khói thuốc cũng nên bổ sung vitamin 3B.

Theo Hướng Dương/Tiêu dùng

Nguồn Doanh Nghiệp: http://doanhnghiepvn.vn/doi-song/tac-dung-quan-trong-cua-vitamin-b1-doi-voi-suc-khoe/20201228074626117

https://meta.vn/hotro/vitamin-b1-b6-b12-co-tac-dung-gi-cach-bo-sung-nhu-the-nao-moi-dung-3284

Bài viết cùng danh mục: