Thực phẩm nên hạn chế nếu bạn có thận xấu
Theo Healthline, thận là một cơ quan thực hiện nhiều chức năng quan trọng trong cơ thể. Chúng chịu trách nhiệm lọc máu, loại bỏ chất thải qua nước tiểu, sản xuất hormone, cân bằng khoáng chất và duy trì sự cân bằng chất lỏng.
Có nhiều yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh thận. Phổ biến nhất là bệnh tiểu đường không được kiểm soát và huyết áp cao. Nghiện rượu, bệnh tim, viêm gan C và HIV cũng là những nguyên nhân gây ra bệnh thận.
Khi thận bị hư hỏng và không thể hoạt động bình thường, chất lỏng có thể tích tụ trong cơ thể và chất thải có thể tích tụ trong máu.
Tuy nhiên, tránh hoặc hạn chế một số loại thực phẩm trong chế độ ăn uống của bạn, có thể giúp giảm sự tích tụ các chất thải trong máu, cải thiện chức năng thận và ngăn ngừa tổn thương thêm.
Ở những người bị bệnh thận mãn tính, thận không thể loại bỏ đủ natri, kali hoặc phốt pho dư thừa. Do đó, họ có nguy cơ bị tăng nồng độ các khoáng chất này trong máu cao hơn.
Một chế độ ăn uống thân thiện với thận hoặc chế độ ăn kiêng cho thận, thường giới hạn natri dưới 2.300 mg mỗi ngày, cũng như lượng kali và phốt pho.Dưới đây là những loại thực phẩm nên tránh trong chế độ ăn kiêng dành cho thận.
Nước ngọt có màu sẫm
Ngoài lượng calo và đường cao, nước ngọt còn chứa các chất phụ gia có chứa phốt pho, đặc biệt là các loại nước ngọt có màu sẫm.
Nhiều nhà sản xuất thực phẩm và đồ uống thường thêm phốt pho trong quá trình chế biến để tăng hương vị, kéo dài thời hạn sử dụng và ngăn ngừa sự đổi màu.
Không giống như phốt pho tự nhiên, phốt pho ở dạng phụ gia không liên kết với protein. Thay vào đó, nó được tìm thấy ở dạng muối và có khả năng hấp thụ cao bởi đường ruột.
Trong khi hàm lượng phốt pho phụ gia thay đổi tùy thuộc vào loại nước ngọt, hầu hết các loại nước ngọt có màu sẫm được cho là chứa 50 – 100 mg trong một khẩu phần 200 ml.
Theo cơ sở dữ liệu thực phẩm của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), một lon cola chứa khoảng 33,5 mg phốt pho.
Do đó, nước ngọt , đặc biệt là những loại nước có màu sẫm, nên tránh trong chế độ ăn kiêng dành cho thận.
Quả bơ
Bơ thường được biết tới với nhiều chất dinh dưỡng, bao gồm chất béo tốt cho tim mạch, chất xơ và chất chống oxy hóa.
Mặc dù bơ là một thực phẩm bổ sung lành mạnh cho chế độ ăn uống, nhưng những người bị bệnh thận có thể cần tránh chúng.
Nguyên nhân là do, bơ chứa nhiều kali. Một quả bơ cỡ trung bình, cung cấp một lượng lớn kali (khoảng 690 mg kali).
Bằng cách giảm khẩu phần ăn xuống còn 1/4 quả bơ, những người bị bệnh thận vẫn có thể đưa thực phẩm này vào chế độ ăn của mình, đồng thời hạn chế kali ở các loại thực phẩm khác, nếu cần.
Đồ hộp
Thực phẩm đóng hộp như súp, rau và đậu thường được mua vì giá thành rẻ và tiện lợi.
Tuy nhiên, hầu hết các loại thực phẩm đóng hộp đều chứa một lượng natri cao, vì muối được thêm vào như một chất bảo quản để tăng thời hạn sử dụng.
Do lượng natri được tìm thấy trong đồ hộp, những người bị bệnh thận thường được khuyến cáo nên tránh hoặc hạn chế tiêu thụ chúng.
Chọn những loại có hàm lượng natri thấp hơn hoặc những loại được dán nhãn “không thêm muối” thường là tốt nhất.
Ngoài ra, để ráo nước và rửa sạch thực phẩm đóng hộp, chẳng hạn như đậu đóng hộp và cá ngừ, có thể làm giảm hàm lượng natri từ 33 – 80%, tùy thuộc vào sản phẩm.
Chuối
Chuối là một nguồn giàu kali và có thể cần phải hạn chế trong chế độ ăn kiêng dành cho thận. Mặc dù chúng có hàm lượng natri thấp, nhưng 1 quả chuối vừa cung cấp khoảng 422 mg kali.
Dứa chứa ít kali hơn đáng kể so với các loại trái cây nhiệt đới khác và có thể là một sự thay thế phù hợp hơn.
Cam
Trong khi cam và nước cam được cho là nổi tiếng nhất về hàm lượng vitamin C, chúng cũng là những nguồn giàu kali.
Một quả cam lớn (184 gram) cung cấp 333 mg kali. Hơn nữa, có 473 mg kali trong 1 cốc (240 ml) nước cam.
Do hàm lượng kali cao, cam và nước cam có thể cần phải tránh hoặc hạn chế trong chế độ ăn kiêng dành cho thận.
Nho, táo và nam việt quất,… đều là những chất thay thế tốt cho cam và nước cam, vì chúng có hàm lượng kali thấp hơn.
Gạo lứt
Gạo lứt là một loại ngũ cốc nguyên hạt có hàm lượng kali và phốt pho cao hơn so với gạo trắng.
Một chén gạo lứt nấu chín chứa 150 mg phốt pho và 154 mg kali, trong khi 1 chén cơm trắng nấu chín chỉ chứa 69 mg phốt pho và 54 mg kali.
Bạn có thể thêm gạo lứt vào chế độ ăn kiêng của thận, nhưng chỉ khi khẩu phần được kiểm soát và cân bằng với các loại thực phẩm khác, để tránh hấp thụ quá nhiều kali và phốt pho hàng ngày, theo Healthline.
Nguồn
https://plo.vn/an-sach-song-khoe/thuc-pham-nen-tranh-hoac-han-che-neu-ban-co-than-xau-992430.html