Ăn bánh mì quá nhiều có thể không tốt cho sức khỏe
Nhiều nghiên cứu đã cho thấy ăn bánh mì thường xuyên có thể gây ra một số bệnh tật, vấn đề sức khỏe nguy hiểm như gây ung thư thận.
Bánh mì là món ăn phổ biến trên thế giới và dễ kết hợp với nhiều thực phẩm khác nhau. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu đã cho thấy ăn bánh mì thường xuyên có thể gây ra một số bệnh tật, vấn đề sức khỏe nguy hiểm. Dưới đây là những lý do bạn nên từ bỏ bánh mì trong thực đơn hàng ngày của mình.
1. Tăng đường huyết, khiến mỡ máu tăng cao
Bánh mì được làm từ bột ngũ cốc, cơ thể tiêu hóa và chuyển hóa nhanh chóng thành glucose trong máu, kích thích sản xuất các hormone béo insulin. Thậm chí, bánh mì còn có chỉ số đường huyết GI cao hơn so với các loại kẹo ngọt. Lượng đường trong máu tăng giảm liên tục có thể khiến bạn cảm thấy đói nhanh chóng. Điều này tiếp tục gây ra một chu kỳ ăn thường xuyên, dẫn tới tình trạng béo phì, tăng cân mất kiểm soát.
2. Chứa nhiều Gluten xấu
Các thành phần chính trong bánh mì thường là lúa mì. Trong lúa mì có chứa một loại protein được gọi là gluten.
Theo nhiều nghiên cứu, nạp quá nhiều gluten vào cơ thể sẽ gây nhiều tác dụng phụ như đầy hơi, tổn thương đường ruột.
Đáng báo động hơn, gluten còn có ảnh hưởng tới việc phát triển bệnh tâm thần phân liệt và có thể gây nghiện như một dạng thuốc phiện.
3. Nghèo dinh dưỡng, làm giảm hấp thu chất dinh dưỡng từ các nguồn thực phẩm khác
Bánh mì đáp ứng nhu cầu khi đói, nhưng nó lại thiếu giá trị dinh dưỡng. Thường xuyên ăn bánh mì có thể dẫn đến suy dinh dưỡng ở trẻ em. Không chỉ ít chất dinh dưỡng, bánh mì còn làm giảm sự hấp thu chất từ các thực phẩm khác.
Các axit phytic có trong lúa mì sẽ khóa toàn bộ khoáng chất như sắt, kẽm, canxi không cho cơ thể hấp thụ vì khi axit phytic tác dụng với chúng sẽ tạo thành các phản ứng hóa học không tạo thành chất dinh dưỡng.
Trong khi đó, gluten gây tổn thương niêm mạc ruột, khiến việc hấp thu các chất dinh dưỡng cũng không còn hiệu quả.
4. Bánh mì làm gia tăng cholesterol xấu
Theo các nghiên cứu, bột bánh mì có thể làm gia tăng một loại cholesterol xấu có liên quan đến bệnh tim mạch là cholesterol LDL tới 60% trong khoảng 12 tuần.
Nhiều người cho rằng cholesterol sản sinh bởi chất béo nhưng thủ phạm cũng có thể là lúa mì và những chiếc bánh mì tưởng chừng vô hại chúng ta sử dụng hàng ngày.
5. Ăn nhiều bánh mì gây ung thư thận
Các loại bánh mì thường chứa một lượng muối nhất định, đặc biệt là ở một số dạng bánh mì như hamburger, pizza hay sandwhich...Khi bạn tiêu thụ các loại bánh mì dạng như trên đồng nghĩa với việc bạn đang nạp vào cơ thể một lượng muối quá mức.
Nhóm khoa học gia thuộc Viện nghiên cứu dược Milan (Ý) phát hiện nếu ăn nhiều ngũ cốc, đặc biệt là bánh mì, có thể làm tăng nguy cơ ung thư biểu mô tế bào thận (RCC). Đây là loại ung thư phổ biến trong các loại ung thư thận.
Kết luận trên được rút ra sau cuộc khảo sát chế độ ăn uống của 767 bệnh nhân bị RCC và 1.534 người khỏe mạnh cách đây 9 năm. Khi so sánh giữa nhóm hấp thu nhiều ngũ cốc nhất và nhóm ít nhất, bánh mì đã làm tăng nguy cơ mắc bệnh RCC lên 94%; mì ống và gạo ở mức 29%; sữa và yoghurt 27%. Ngược lại, nguy cơ trên giảm 26% ở nhóm ăn nhiều thịt gia cầm và giảm 35% ở nhóm ăn nhiều rau quả.
6. Gây mệt mỏi mãn tính
Mệt mỏi mãn tính đang trở thành "căn bệnh thế kỷ" và điều đáng ngạc nhiên, bánh mì được coi là một trong những nguyên nhân gây nên căn bệnh này.
Bánh mì có chứa những chất như protein biến đổi gene, gây ra các triệu chứng của sự mệt mỏi liên tục và hiện tượng thừa cân.
Các nhà khoa học đã từng chỉ ra rằng việc sử dụng bánh mì trắng với số lượng không giới hạn dẫn đến thiếu chất xơ trong cơ thể, gây ảnh hưởng hoạt động bình thường của não bộ.
Nghèo dinh dưỡng nhưng gây tăng cân, chứa quá nhiều muối… là những hạn chế lớn nhất của món bánh mỳ với sức khỏe. Những người muốn giảm cân, người tiêu hóa kém, táo bón, người bị tim mạch, tiểu đường, người bị bệnh thận nên tránh xa bánh mì nếu không muốn tăng thêm những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.